Skip links

Nghiên cứu từ khóa | 9 điều cần biết khi nghiên cứu keyword

9 điều cần biết khi nghiên cứu Keyword

Tại sao nghiên cứu từ khóa lại quan trọng đối với SEO?

Nghiên cứu từ khóa tác động đến mọi nhiệm vụ SEO khác mà bạn thực hiện, bao gồm tìm chủ đề nội dung, SEO Onpage, tiếp cận email và quảng bá nội dung. Đó là lý do tại sao nghiên cứu từ khóa thường là bước đầu tiên của bất kỳ chiến dịch SEO nào.

Nói một cách đơn giản, từ khóa giống như một la bàn cho các chiến dịch SEO: các từ khóa cho bạn biết bạn phải đi theo hướng nào và bạn có đang đi gần đến mục đích hay không. Giúp bạn hiểu rõ hơn về đối tượng mục tiêu của mình, bởi vì nghiên cứu từ khóa cung cấp cho bạn cái nhìn sâu sắc về những gì khách hàng đang tìm kiếm và các từ và cụm từ chính xác mà họ sử dụng.

Tìm hiểu toàn diện về Digital Marketing với nhiều nội dung bổ ích.

1. Tư duy nghiên cứu và phân loại từ khóa

1.1. Xác định lĩnh vực và tệp khách hàng cho chiến dịch marketing.

Nghiên cứu lĩnh vực và đối tượng khách hàng, hình dung ra chân dung khách hàng, để chọn ra những từ khóa vừa có khả năng lên hạng, vừa phù hợp với hành vi search, vừa thỏa mãn nhu cầu của khách hàng, vừa tạo ra chuyển đổi. Sẽ chẳng có ý nghĩa nếu SEO bộ từ khóa trang nhất Google, thu về nhiều traffic nhưng lại ko tạo ra giá trị chuyển đổi nào vì target sai thị trường và khách hàng.

1.1.1. Tệp khách hàng:

  • Có cùng khoảng độ tuổi
  • Có cùng hành vi
  • Có cùng sở thích
  • Có cùng mối quan tâm

Có rất nhiều tiêu chí, miễn là có đặc điểm giống nhau thì đã có thể chọn một tệp khách hàng cho chiến dịch của mình.

1.1.2. Vấn đề của khách hàng:

  • Tại sao mình cần giải quyết vấn đề này? (Why?)
  • Vấn đề cốt lõi là gì? (What?)
  • Làm sao để giải quyết vấn đề? (How?)

1.1.3. Xác định Insight khách hàng:

CHUOI BAI BIET
Insight khách hàng
Xác định Insight khách hàng
Xác định Insight khách hàng

Insight “chất lượng” thì ngoài làm đúng – đủ các bước trên, chúng ta cũng cần phát triển thêm:

  • Giải pháp, sáng tạo đó có khiến khách hàng phải chấp nhận và đón nhận nó.
  • Gắn bó với với khách hàng qua những khoảnh khắc trong cuộc sống, đảm bảo thương hiệu có thể kết nối một cách tự nhiên.
  • Thiết lập những lợi ích cho khách hàng mà chỉ 1 mình thương hiệu của mình có thể làm được
  • Gắn liền với những cảm xúc, cảm hứng, giá trị, niềm tin cho khách hàng.

1.1.4. Chọn ý tưởng cho chiến dịch:

Từ ý tưởng, chúng ta có được:

  • Concept: Chủ đề xuyên suốt của chiến dịch
  • Thông điệp chính: Thông điệp muốn truyền tải đến khách hàng
  • Tagline: Câu ngắn gọn truyền tải thông điệp (thường sẽ kèm tên thương hiệu hay sản phẩm)
  • Slogan: Thể hiện giá trị của thương hiệu

1.1.5. Lỗi cần tránh:

MỆNH ĐỀHỆ LỤY
Cần đặt câu hỏi để xác định vấn đề của tệp khách hàng, nếu không có thể dẫn đến việc không hiểu mình làm campaign để làm gìDễ bất mãn không làm, hoặc tệ hơn là làm mà hời hợt
Bị trùng lặp hoặc quá nhiều ý tưởng, không xác định được nội dung truyền tảiKhiến khách hàng không nắm được thông điệp truyền thông
Ý tưởng không giải quyết được insightKhông tiếp cận đúng được tệp khách hàng tiềm năng
Tagline dài dòng, mơ hồ, khó hiểuKinh nghiệm là tagline càng xôi thịt càng tốt, không cần quá
văn vẻ gây khó hiểu đối với khách hàng
 Triển khai làm theo kiểu “điền vào chỗ trống”Khiến cả campaign hoặc các giai đoạn hoặc các bước triển khai thiếu sự liên kết
Ý tưởng khuôn mẫu, rập khuônIdea giống trên thị trường, không có gì mới lạ, độc đáo hơn
Kế hoạch sơ sài, thiếu logic, thiếu tính thuyết phụcTất nhiên sẽ dẫn đến việc sếp không duyệt, phải làm lại.
Hoặc nghiêm trọng hơn là thực thi thực tế fail khiến
bản thân rất dễ nản

1.2. Xác định parent keyword.

Muốn có được danh sách các từ khóa chất lượng nhất thì bạn cần phải biết đúng Parent Keyword; tức là keyword gốc làm mồi để tìm kiếm những keyword khác. Tùy vào lĩnh vực, sản phẩm, người dùng của mình để chọn parent keyword phù hợp. Sau đó, chúng ta sẽ bỏ parent keyword này vào các công cụ hỗ trợ nghiên cứu từ khóa như Ahrefs, SEMrush, Google suggestion, Keywwordtools.io …

 Keywork parent: Nước uống Ion kiềm

Nước Ion kiềmNước điện giải là gìNước ion kiềm đóng chai
Nước kiềm đóng chaiNước điện giải ion kiềmNước uống ion kiềm

1.3. LSI keyword là gì?

LSI Keywords là các từ khóa đơn hoặc nhiều từ có ngữ cảnh liên quan đến chủ đề chính của nội dung.

Lợi ích của LSI keyword trong SEO:

  • Được xếp thứ hạng cao trên Công cụ tìm kiếm
  • Tăng độ tin cậy cho nội dung
  • Cải thiện thời gian trải nghiệm trên trang wesite
  • Giảm tỷ lệ thoát

1.4. Phân tích từ khóa.

Để phân tích từ khóa chúng ta có thể sử dụng các công cụ như Ahrefs, Keywordtool.io, Moz, Keyword planner …

Bước 1: Chọn các từ khóa tiềm năng, liên quan đến sản phẩm, chủ đề, lĩnh vực của bạn.

Bước 2: Sử dụng công cụ để phân tích số lượng tìm kiếm các từ khóa theo tháng, danh sách các từ khóa gợi ý, các từ khóa phù hợp với nội dung.

Nếu website của bạn đã hoạt động được một khoảng thời gian dài thì có thể tham khảo từ khóa mà người dùng tìm kiếm đến trang của bạn tại Google Console. Nếu những từ khóa này đang giữ top 7-15 thì đó chính là từ khóa tốt cần phải tối ưu.

Một vài chỉ số cần quan tâm khi phân tích từ khóa:

  • Khối lượng tìm kiếm: cho biết khối lượng tìm kiếm bao nhiêu lần mỗi tháng
  • Xu hướng (Trends): Khối lượng tìm kiếm từ khóa tính trung bình hàng tháng bằng công cụ Keywordtools.io, nhập từ khóa chính của bạn vào và xem kết quả. Hệ thống sẽ trả về kết quả các từ khóa và thể hiện mức độ thịnh hành thông qua chỉ số trend và Search Volume.
  • Số lần nhấp chuột: Số lần nhấp chuột cho bạn biết trung bình hàng tháng có bao nhiêu lần nhấp chuột vào kết quả tìm kiếm một từ khóa. Điều này giúp bạn có nhiều đánh giá quan trọng sau này. Ví dụ lượng tìm kiếm từ khóa rất cao nhưng chỉ nhập được lượt nhấp thấp, bạn cần tìm hiểu nguyên nhân và khắc phục.
  • Lưu lượng truy cập tiềm năng: Khối lượng tìm kiếm và số lần nhấp sẽ giúp bạn hiểu mức độ phổ biến của một từ khóa. Nhưng ngoài từ khóa đó ra còn rất nhiều biến thể khác mà bạn có thể nhắm vào, ví dụ từ liên quan, từ đồng nghĩa.
  • Kiểm tra độ khó từ khóa: Keyword Difficulty là chỉ số đánh giá độ khó của từ khóa để có thể lên top cao trên kết quả tìm kiếm Google. Độ khó của từ khóa còn tùy thuộc vào lĩnh vực và kinh nghiệm SEO của bạn. Thông thường từ khóa càng ngắn, càng bao quát thì có độ khó càng cao. Ngược lại, từ khóa dài là những từ khóa chứa nhiều hơn 3 từ, có nội dung cụ thể nên search volume thấp hơn, do đó cũng ít cạnh tranh hơn. ếu bạn đầu tư viết một bài thật chất lượng về 1 từ khóa dài thì khả năng cao bạn sẽ đánh bại đối thủ, đứng top 1 và thu về nhiều traffic cho website. Đây là lối đi an toàn cho những website mới, chưa có độ trust cao trong ngành.
  • Giá mỗi nhấp chuột (Cost Per Click – CPC): giá mỗi lần nhấp chuột cho bạn biết số tiền nhà quảng cáo trả cho các lần nhấp chuột vào quảng cáo từ một từ khóa. Số liệu này cũng cho biết giá trị của một từ khóa.

1.5. Mindset nghiên cứu đối thủ.

1.5.1. Cần phân tích đối thủ trên những tiêu chí nào?

*Giao diện website, trải nghiệm người dùng

Liệt kê ra tất cả những website đang cạnh tranh trực tiếp trên Top 10, hoặc bất kỳ đối thủ nào bạn cho rằng họ mạnh.

(Đối thủ trên online và đuối thủ tại khu vực)

*Những tiêu chí cần lưu ý

  • Những đối thủ có giao diện website đẹp, chuyên nghiệp nhất.
  • Những đối thủ có trải nghiệm tốt nhất (tốc độ truy cập, content thu hút, tính tin tưởng cao).
  • Những đối thủ có độ dày nội dung.

1.5.2. Tuổi đời SEO.

Tuổi đời SEO phản ánh thời gian đối thủ bắt đầu triển khai chiến dịch SEO kể từ khi bắt đầu đến thời điểm phân tích.

Thường các đối thủ có tuổi đời SEO lâu năm sẽ có một chỉ số trust nhất định ở domain, thương hiệu trên internet. Càng nhiều đối thủ già cỗi, việc cạnh tranh của bạn cũng sẽ khó khăn hơn đôi chút.

1.5.3. Sức mạnh (độ trust) trong ngành.

Nhiều website có những từ khóa không cần backlink nào, content cũng bình thường mà vẫn lên Top ầm ầm chứ.

Hay đơn giản, nhắc đến một sản phẩm/dịch vụ nào đó, người dùng sẽ nghĩ ngay đến một thương hiệu nào đó (nếu muốn mua một chiếc điện thoại, thương hiệu uy tín chúng ta sẽ nghĩ ngay tới: FPT shop, Thegioididong …)

Vậy “trust” ở đây không chỉ có brand, mà còn thể hiện ở sức mạnh truyền thông tổng thể của thương hiệu trong lĩnh vực tương ứng.

->> Việc triển khai tổng thể nhiều chiến dịch xoay quanh SEO cũng sẽ hỗ trợ đắc lực trong việc tăng “trust”:

  • SEO & quảng cáo trên các search engine/kênh marketing khác
  • Booking PR, TVC
  • Social media
  • Event
  • Backlink chất lượng, đa dạng

1.5.4. Traffic.

Việc một website sở hữu lưu lượng truy cập lớn cũng phản ánh về sức mạnh SEO của đối thủ.

  • Paid traffic (Google Ads, Facebook Ads …)
  • Social traffic (Facebook, Pinterest … cần có chiến lược xây dựng bài bản như: viral content, seeding …
  • Referral traffic: SEO bài PR, GP
  • SMS/Email/Wifi marketing
  • Kênh tuyển dụng
  • Direct traffic: Trực tiếp từ trình duyệt/ Share file offline
  • Organic traffic: Đến từ các từ khóa SEO TOP

1.5.5. Nguồn lực marketing.

SEO cũng chỉ là một kênh marketing. Đối thủ có thể SEO yếu, nhưng sử dụng các kênh trả tiền khác như Google Ads, Facebook Ads … doanh thu về cực nhanh mà công việc cũng nhẹ nhàng hơn (nhàn so về khối lượng công việc, thời gian so với SEO)

Để check đối thủ có tập trung vào các kênh marketing khác hay không thì có thể sử dụng:

  • Check Google Ads hoặc mạng xã hội như Similarweb.com, Ahrefs, Semrush.com
  • Check Facebook Ads (truy cập trực tiếp fanpage, vào thư viện quảng cáo của fanpage check)
  • Còn nhiều kênh khác, tuy nhiên nếu đối thủ làm tốt thì dấu hiệu nhận biết sẽ như sau: Truy cập fanpage/website của đối thủ thì sẽ có khá nhiều chiến dịch remarketing tiếp thị lại bạn ở bất cứ kênh nào hỗ trợ hiển thị (Facebook, Youtube, GDN, website,…)

1.5.6. Phân loại đối thủ.

  • Đối thủ trực tiếp

Bao gồm tất cả các thương hiệu đang trực tiếp cạnh tranh về sản phẩm/ dịch vụ/traffic với chúng ta.

-> Hãy tập trung vào khách hàng, cạnh tranh lành mạnh.

  • Đối thủ gián tiếp

Bao gồm các bên như: Sàn thương mại điện tử, Toplist, review, báo …

-> Cân nhắc đẩy mạnh thêm kênh bán trên sàn, thuê vị trí từ các website review, toplist, báo …

  • Đối thủ trong khu vực

Có thể đối thủ trong khu vực họ không mạnh về SEO, nhưng họ có thể mạnh hơn bạn về mảng offline, việc chúng ta canh tranh cũng là điều cần thiết.

Tìm hiểu thêm các công cụ hỗ trợ SEO cho website.

2. Những cách nghiên cứu từ khóa cho website có sẵn.

2.1. Cách 1: Xem danh sách từ khóa của bạn đã xếp hạng

Bạn sẽ tận dụng Google Analytics và Search Console.

Search Console thể hiện vị trí trung bình cho mỗi từ khóa được xếp hạng và tầm ảnh hưởng của những cú click mang lại. Tuy nhiên, nó không cho thấy lượng tìm kiếm hằng tháng và bạn bị giới hạn trong 1000 keyword.

Nếu cần nhiều dữ liệu hơn, bạn có thể thử “Organic Keyword” trong tính năng Site Explorer của Ahrefs.

2.2. Cách 2: Tham khảo danh sách xếp hạng keyword của đối thủ.

Ahrefs có một tính năng tuyệt vời – Site Explorer giúp bạn tham khảo xếp hạng các từ khóa của website đối thủ. Nó cho phép bạn nhập bất kỳ URL nào và tự động cho ra danh sách xếp hạng các keyword. Điều này thật hữu ích đối với nghiên cứu từ khóa cho website có sẵn.

Các bước:

  • Nhập URL vào mục Site Explorer
  • Giữ chế độ “domain”, bạn sẽ có file dữ liệu keyword trên cả domain, không chỉ riêng URL đó.
  • Bỏ qua những thứ khác trên page Site Explorer, bạn chỉ tập trung vào mục Organic Keywords.

Cơ hội ở đây đó là đối thủ của bạn đã giúp bạn thực hiện công đoạn nghiên cứu từ khóa tẻ nhạt này rồi. Vì thế bạn chỉ cần nghiên cứu những từ khóa đã được xếp hạng của họ rồi chọn những từ khóa tốt nhất.

Nếu bạn vẫn chưa biết đối thủ của mình là ai, thì gõ từ khóa hạt giống của mình vào Google, xem ai xếp hạng ở đầu trang.

Hoặc nhập URL của website vào Site Explorer của Ahrefs và xem các từ khóa được xếp hạng. Đôi khi một đối thủ có thể có đủ ý tưởng từ khóa khiến cả SEO team của bạn phải bận rộn cả tháng. Nhưng nếu bạn cần nhiều hơn, bạn có thể vào mục “Competing domains” để tìm thêm website của đối thủ khác của bạn.

Và chúng ta chỉ tắt “Competitive research loop” khi:

  • Nhập từ khóa gốc vào Google và xem ai đứng top
  • Nhập URL website của họ vào Ahrefs để xem keyword tốt nhất.
  • Kiếm các website liên quan thông qua mục “Competing domains”
  • Quay trở lại bước 1 hoặc 2

Lưu ý:

  • Thủ thuật để mở rộng ý tưởng keyword là lặp đi lặp lại quá trình này
  • Và đừng quên nhấp vào các ngành liên quan. Bạn có thể tìm thấy nhiều keyword tốt không cần liên quan đến những gì bạn đưa ra nhưng vẫn có thể mang lại người dùng tiềm năng cho website của bạn.

Tip 1: Một page đơn có thể xếp hạng hàng trăm (thậm chí hàng nghìn) các keyword liên quan. Do đó tốt nhất, bạn tập trung vào page hiện ở đầu của đối thủ thay vì dò tìm các keyword riêng lẻ.

Hint: Thiết lập “Top Pages” trong Site Explorer của Ahrefs

Tip 2: Có một số keyword mà tất cả các đối thủ của bạn đang nhắm đến nhưng bạn thì không. Vì vậy keyword tốt nhất của bạn không mang lại giá trị nào.

Hint: Thiết lập “Content Gap” để nhanh chóng tìm ra những keyword đó

2.3. Cách 3: Sử dụng các công cụ nghiên cứu từ khóa SEO.

Nghiên cứu đối thủ hiệu quả thường cho ra một danh sách hàng tá ý tưởng keyword liên quan. Nhưng nếu bạn là một trong những leader thì chiến lược đó không hiệu quả. Bạn phải tìm ra những keyword duy nhất mà chưa có đối thủ nào có nhắm vào.

Vì vậy, để nghiên cứu từ khoá hiệu quả hơn thì cách tốt nhất là sử dụng một công cụ nghiên cứu từ khóa. May mắn là trên thị trường không thiếu các công cụ nghiên cứu từ khoá như vậy. Ví dụ những công cụ được sử dụng phổ biến nhất: keywordtool.io, ahrefs và nhiều công cụ nghiên cứu từ khóa khác.

Cho dù bạn chọn công cụ nghiên cứu từ khóa nào thì nó luôn cho bạn những ý tưởng về từ khóa tốt. Chỉ cần điền keyword hạt giống vào và đợi danh sách keyword rồi lọc cho đến khi bạn nhận được các keyword “độc” cho riêng mình.

Đa số các công cụ nghiên cứu từ khóa cho ra các đề xuất từ khóa từ các nguồn sau:

  • Đưa ra ý tưởng keyword trực tiếp từ Google Keyword Planner
  • Đề xuất tự động từ Google (Google auto‐suggest)
  • Đưa ra “tìm kiếm tương tự” trên Google.

2.4. Cách 4: Nghiên cứu thị trường ngách hiệu quả.

Nghiên cứu thị trường ngách hiệu quả sẽ là nền tảng vững chắc cho nghiên cứu từ khoá. Đôi khi, nghiên cứu thị trường ngách của mình tốt; bạn có thể tìm ra nhiều từ khóa tốt mà chưa có ai trên thị trường ngách của bạn nhắm đến.

Tìm hiểu thêm về cách xây dựng cấu trúc website chuẩn SEO.

Chia sẻ bài viết

Picture of Quốc Nguyễn

Quốc Nguyễn

Mình là Quốc Nguyễn, Blog này là nơi mình chia sẻ những kiến thức về Digital Marketing - Leadership. Những kiến thức mình chia sẻ được đúc kết từ hơn 5 năm làm việc trong mảng Nội thất, Bất động sản và Giáo dục. Hi vọng những chia sẻ của mình sẽ giúp ích cho bạn đọc.

Nhận Tài Liệu Hay Về Marketing

Nhận thông tin cập nhật và học hỏi từ những điều tốt nhất

TÌM THÔNG TIN BẠN MUỐN TẠI ĐÂY

Cái gì không biết thì tra Google - Cái nào muốn tìm hiểu thêm thì tra web Quốc Nguyễn

Tìm kiếm

Bài Viết Liên Quan

Những dự án tôi đã triển khai

website vr360 Đại Nam Văn Hiến

Website VR360 Đại Nam Văn Hiến

Huấn luyện mkt

Khóa huấn luyện Marketing nâng cao – Chìa khóa bứt phá cho đội ngũ Biwase Iongold

thành tựu

Chia sẻ kỹ năng ứng dụng AI vào ngành Bất động sản

tập hấn truyền thông Đại học Thủ Dầu Một

Khóa huấn luyện truyền thông sinh viên trường Đại Học Thủ Dầu Một

Web VR360

Thiết kế website dịch vụ VR360

Thiết kế website Tân Lập Group

Thiết kế website Tân Lập group

Bạn muốn tăng doanh thu
chúng tôi sẽ giúp bạn

“Giấc mơ của bạn – Nhiệm vụ của chúng tôi”

ĐĂNG KÝ NHẬN QUÀ TẶNG

TRỌN BỘ CẨM NANG KINH DOANH HIỆU QUẢ

Chúng tôi xin gửi tặng bạn “TRỌN BỘ CẨM NANG KINH DOANH HIỆU QUẢ”. Để nhận được quà, bạn vui lòng điền thông tin chính xác

Xem
Kéo