Skip links

Storytelling là gì? | Nghệ thuật chinh phục khách hàng

storytelling

Storytelling, một thuật ngữ không còn quá xa lạ với giới marketing, vì nó giúp các doanh nghiệp, nhà sáng tạo truyển tải thông tin một cách riêng biệt mang cá nhân hóa.

Kể chuyện dễ đi vào tâm trí người đọc và đó cũng là lợi thế giúp các thương hiệu truyền thông, xây dựng thương hiệu.

Vậy làm thế nào để triển khai storytelling hiểu quả? bài viết này Quốc Nguyễn dành riêng cho bạn.

1. Vì sao Storytelling lại quan trọng trong Marketing?

1.1. Storytelling là gì?

Storytelling hay còn gọi là nghệ thuật kể chuyện, đó là câu chuyện về một dự án, sản phẩm hay cá nhân, doanh nghiệp trong một câu chuyện hư cấu hoặc có thực, có thể được thể hiện bằng hình ảnh, lời nói, bài viết hoặc âm thanh.

Một câu chuyện sẽ thật sự ghi dấu vào não bạn sâu sắc hơn là những sự thật chỉ trình bày một cách đơn thuần.

Những câu chuyện thường tập trung về khía cạnh của con người trong đời sống của họ. Căn bản nó thực hiện sứ mệnh kể những câu chuyện thay vì liệt kê ra cho khách hàng hàng loạt những sự kiện và số liệu.

Chính vì vậy, một câu chuyện hay sẽ gắn kết tốt hơn và ở lại tâm trí của khách hàng lâu hơn.

Theo wikipedia Storytelling là hoạt động xã hội và văn hóa chia sẻ các câu chuyện , đôi khi có ngẫu hứng, sân khấu. Mỗi nền văn hóa đều có những câu chuyện của riêng mình, được chia sẻ như một phương tiện giải trí, giáo dục.

Storytelling đề cập cụ thể đến kể chuyện bằng miệng nhưng cũng có nghĩa rộng là các kỹ thuật được sử dụng trong các phương tiện truyền thông khác để mở ra hoặc tiết lộ tường thuật của một câu chuyện.

1.2. Lợi ích của việc áp dụng storytelling?

Con người dùng não để nói chuyện với số liệu, nhưng dùng con tim để lắng nghe câu chuyện.

Các Marketer thường tìm đến storytelling như một phương pháp xây dựng hình ảnh thương hiệu một cách gần gũi với khách hàng nhất.

Từ câu chuyện bạn đã đưa ra, việc kết nối được cảm xúc với khách hàng thông qua câu chuyện ấy và nhận về những phản hồi, nhận xét chính là điều mà Storytelling hướng đến.

Khi đã nắm bắt cũng như kết nối với cảm xúc của khách hàng, con đường đi đến thành công trên thị trường, tín nhiệm từ khách hàng sẽ ngày một dễ dàng hơn.

Do đó, Storytelling chính là chìa khóa mở ra nguồn cảm hứng vô tận trong các phương thức Marketing, mang đến cái nhìn sâu sắc cho khách hàng về thông điệp, về giá trị của thương hiệu mà người làm Marketing muốn gửi gắm.

Storytelling giúp quảng bá thương hiệu của doanh nghiệp một cách tự nhiên, mới mẻ và thân thiết hơn, bằng cách truyền đạt nội dung mà không cứng ngắc như các hình thức marketing truyền thống và gần gũi hơn với cách thức mà mọi người thường trò chuyện với nhau.

2. Tư duy sử dụng Storytelling cho Content Marketing.

Storytelling giúp người đọc đi sâu vào câu chuyện, lúc này người kể có thể dẫn dắt người đọc đi qua các cung bậc cảm xúc. Từ đó cho người đọc nhiều thông tin và giá trị bổ ích và cả những ý đồ mà bạn cài cắm trong câu chuyện.

Vậy bạn cần phải biết mục đích của việc tạo ra câu chuyện để làm gì? và bạn cần đạt mục đích gì sau thông điệp bạn truyền tải.

Ví dụ: chia sẻ kinh nghiệm mua hàng/đầu tư, quảng bá sản phẩm trên các phương tiện truyền thông, câu chuyện về khách hàng,…

3. Hướng dẫn cách viết Storytelling.

3.1. Cần chuẩn bị gì trước khi bắt đầu viết Storytelling.

3.1.1. Xác định góc nhìn.

Con người: Xác định nhân vật → Phác thảo ý tưởng về tính cách, các tình huống sẽ xảy ra với nhân vật.

Sản phẩm/dịch vụ: Xác định mục tiêu cụ thể đúng với tâm lý, nhu cầu của khách hàng mà bạn muốn hướng đến.

Đặt mình vào vị trí của khách hàng để thấu hiểu suy nghĩ của họ.

Để không đi lạc lúc xác định góc nhìn, bạn nên giải quyết cái câu hỏi sau:

  • Thông điệp muốn truyền tải là gì?
  • Bao nhiêu “chất liệu” cần và đủ để tạo nên câu chuyện hiệu quả?
  • Câu chuyện nào về sản phẩm hay dịch vụ sẽ tạo được sự cộng hưởng trọn vẹn tác động đến khách hàng?

3.1.2. Phác thảo cốt truyện.

Nội dung kịch bản nên có Brand Promise (lời hứa thương hiệu) và Brand Benefit (lợi ích thương hiệu) để tạo dựng sự tín nhiệm và tin tưởng về thương hiệu trong mắt khách hàng.

Lưu ý khi xây dựng cốt truyện là sự trực quan trong tư duy, cốt truyện ngắn gọn súc tích, minh bạch khi giới thiệu sản phẩm, thương hiệu hay lĩnh vực mà bạn kinh doanh.

3.1.3. Khai thác những điều sâu xa.

Khi phần cốt truyện đã được xây dựng vững chắc, bạn cần thêm một chút “gia vị”, khai thác sâu một vấn đề để kết nối cảm xúc mạnh mẽ tới người đọc. Một câu chuyện “đỉnh của chóp” là khi nó khiến người đọc chia sẻ lên trang cá nhân và nêu quan điểm.

3.2. Các dạng cốt truyện storytelling căn bản.

3.2.1. Từ tồi tệ đến thành công “Before – After”:

Cốt truyện mang tính “tự sự bản thân”

3.2.2. Vượt qua quái vật:

Vượt qua “bóng ma tâm lý” bằng ý chí kiên cường và mạnh mẽ của bản thân

3.2.3. Hành trình của người hùng:

Cốt truyện này gồm 3 phần

Phân cảnh khởi hành:

  • Giới thiệu nhân vật chính, cuộc sống hiện tại của nhân vật
  • Điều tồi tệ kéo đến, ý tưởng ra đi của nhân vật chính bắt đầu hiện ra
  • Nhờ sự giúp đỡ của ai, cái gì … và bắt đầu hành trình

Phân cảnh chinh chiến:

  • Nhân vật chính bước vào một thế giới khác đầy mới mẻ và bỡ ngỡ
  • Sau đó bắt đầu gặp phải những thử thách đầu tiên, những thất bại đầu tiên
  • Tìm ra được phương pháp để giải quyết các thử thách, độ khó của thử thách tăng dần
  • Thử thách cuối cùng là thử thách lớn nhất, khó khăn nhất dẫn tới thất bại nặng nề nhưng cuối cùng cũng vượt qua và tái sinh

Phân cảnh trở về:

  • Sau khi vượt qua thử thách cuối cùng thì nhân vật chính được nhận một phần thưởng to lớn
  • Nhân vật trở lại với cuộc sống bình thường, kết thúc có hậu
  • Mở ra một trang khác, một hành trình mới cho cuộc đời

3.2.4. Cốt truyện storytelling chinh phục:

Cốt truyện này sẽ nói về một kế hoạch khổng lồ được lập ra để chinh phục mục tiêu. Nó thiên về những suy luận logic mang tính định hướng, kết hợp với giọng văn hồi hộp, kịch tính để tạo ra một cốt truyện hấp dẫn.

3.2.5. Cốt truyện “Hoài niệm – chân lý”:

Đây là một cốt truyện rất dễ viết và bố cục khá đơn giản vì nó là những hoài niệm về cuộc đời, những thứ đã từng hiện diện xung quanh chúng ta trước đây. Bởi vì nó rất dễ, nên văn phong và cách dẫn dắt mạch truyện của chúng ta phải cực kì khéo léo và đặc biệt không được khoe khoang.

4. Công thức Content Storytelling sáng tạo hiệu quả.

4.1. Mô hình kể chuyện cơ bản.

Bước 1: Tạo mâu thuẫn

Chuyện gì đã xảy ra?

Mâu thuẫn nổ ra như thế nào?

Bước 2: Kết quả

Kết quả của mâu thuẫn là gì?

Tuyệt vời hoặc tệ hại thế nào?

Vd: Nhà của Bảo trồng rất nhiều cây cảnh vì Bảo thích làm vườn từ nhỏ. Tuy nhiên, cậu ấy hiện tại đang ở căn hộ nên chỗ cây xanh ấy khiến cho không gian sống trở nên quá ngột ngạt. (Mâu thuẫn)

Mỗi sáng thức dậy, Bảo như bị rút hết sức sống, mắt mũi lờ đờ phờ phạc vì cây cảnh hấp thụ oxy quá nhiều. (Kết quả)

4.2. Cấu trúc 3 hồi.

Đầu (Context): Sắp đặt bối cảnh mở đầu

Giữ (Conflict): Bùng nổ mâu thuẫn

Cuối (Conclusion): Giải pháp chiến thắng

Vd: Anh Hải vì có thân hình cao to đẹp trai phong độ nên được nhiều cô theo đuổi. Sau đó anh quen một bé mới du học về nhưng ba mẹ của cô ngăn cản. (Context)

Cô gái ra ở riêng để tiện hẹn hò với Hải. Anh làm bạn gái có thai, bắt taxi đến bệnh viện sinh con trong trời mưa tầm tã. (Conflict)

Nhưng rất may là mẹ tròn con vuông. Ba mẹ cô gái cũng vì con vì cháu mà tha thứ cho cả hai. Hải quyết tâm làm việc trở lại và có được một căn hộ Eco Xuân block A, đủ sức chăm lo cho cả gia đình. Anh nghĩ ước gì mình biết đến dự án căn hộ Eco Xuân sớm hơn, với những tiện ích ngoại khu như Lotte Mart, bệnh viện Quốc tế Miền Đông… và chí thú làm ăn hơn thì người yêu đã không phải khổ sở như vậy…  (Conclusion)

4.3. Cấu trúc câu chuyện 5 bước (Kim tự tháp của Freytag)

Bối cảnh (Exposition): Thiết lập nhân vật và bối cảnh

Căng thẳng (Rising Action): Mọi thứ dường như đang trên đà trỗi dậy và căng thẳng gia tăng

Cao trào (Climax): Thế giới như bị đảo lộn

Giảm nhiệt (Falling Action): Tiếp tục cao trào và tới điểm rơi của kết thúc

Kết thúc (Denouement): Kết thúc bằng giải pháp hoặc thảm kịch

Vd: Nhân một ngày không đẹp trời mấy, tôi xin giới thiệu người anh thân thiết cho bạn bè gần xa cùng biết. Ông anh tôi tên Hải, tướng tá thì ngon lành, đá banh như lướt sóng, nhiều bóng hồng theo lắm. Cách đây hai năm, anh ta quen một bé vừa đi du học về. Bị gia đình cấm cản không thôi, cô gái quyết định thuê nhà ở tạm để tạo áp lực cho phụ huynh và tiện hẹn hò với Hải. (Exposition)

Đầu năm, Hải sơ suất làm mất một đơn hàng trị giá 500K Mỹ kim từ một khách hàng người Đài Loan. Do đó Hải bị sếp đuổi việc vì làm việc đã nhiều năm mà mắc sai lầm cơ bản gây thiệt hại cho công ty. (Rising Action)

Vì quá chán nản, Hải mượn rượu giải sầu. Được đà say xỉn, Hải khiến người yêu mình có thai vì nhà hết bao cao su mà trời mưa nên không đi mua được. Ba mẹ cô gái vẫn chưa thôi giận, chỉ gạt nước mắt gửi tiền gửi đồ thông qua em gái cô. (Climax)

Hải và người yêu phải bắt taxi đi sinh con trong trời mưa tầm tã. Dù cô ấy phải sinh luôn trên xe nhưng rất may mắn là mẹ tròn con vuông. (Falling Action)

Gia đình cô gái cũng chịu tha thứ cho Hải và con mình, đồng ý cho họ kết hôn và rước cháu về để tiện chăm sóc. Giá như Hải và người yêu ở căn hộ Eco Xuân thì đã đủ thời gian đến Lotte Mart mua bao, đến lúc sinh con chỉ cần qua bệnh viện Quốc tế Miền Đông trong vòng 5 phút và bắt taxi vô cùng nhanh. Hiện tại tôi đang nhận đặt chỗ có hoàn lại dự án Eco Xuân block A… (Denouement)

5. Những lưu ý khi sử dụng Storytelling.

5.1. Sử dụng ngôi kể lẫn lộn.

Trong một câu chuyện nhân vật chính thường rơi vào 1 trong 3 ngôi kể sau:

Ngôi thứ nhất: kể câu chuyện của chính tôi, dùng từ “tôi”, “chúng tôi”

Vd: Ngày xưa tôi bé tôi ngu, tôi lấy dây thun tôi bắn con trâu

Ngôi thứ hai: kể câu chuyện của người đang đọc (người nhận thông tin)

Vd: Anh chị biết không? Có rất nhiều cách để chúng ta có thể học thêm kiến thức về Marketing. Và học tại HomeNext Academy là một trong những cách đúng đắn.

Ngôi thứ ba: kể câu chuyện của người khác

Vd: Xuất thân từ một kỹ sư hóa, Trí bước chân vào nghề Content từ con số 0 tròn trĩnh.

5.2. Tạo ra câu chuyện không chân thật.

Bạn có thể nghĩ ra, bịa ra, sáng tạo ra những câu chuyện, nhưng ít nhất bản thân bạn phải thực sự tin rằng nó có thể đã hoặc sẽ xảy ra. Lý tưởng nhất là các câu chuyện nên dựa trên 1 câu chuyện có thật, sau đó thêm các chi tiết và tình huống cần thiết để tăng sức hút, điểm nhấn cho câu chuyện đó.

Nếu câu chuyện thiếu cái thật này, thì nó sẽ trở nên rất vô lý, đọc cảm giác ốc ác nổi đầy mình.

Vd: Năm vừa tròn 10 tuổi tôi yêu anh ta say đắm và chúng tôi đã cùng nhau vượt qua những khó khăn trong suốt 8 năm, nhưng hóa ra đoạn tình cảm này vẫn không bằng một nụ cười của cô bạn lớp bên.

5.3. Mạch kể chuyện không có cảm xúc.

Mục tiêu của câu chuyện là tạo ra những cảm xúc để kết nối với người đọc. Cảm xúc được tạo ra nhờ những hormone sản sinh ra trong não người đọc trong suốt câu chuyện.

Hài hước và gay cấn: Hormone endorphine + dopamine → khiến người đọc hào hứng

Cảm động: Hormone oxytocine → khiến người đọc cảm thông, thấu hiểu, kết nối sâu sắc với nhân vật, thậm chí có thể lấy nước mắt của người đọc.

5.4. Chọn thông điệp cho câu chuyện quá nặng nề.

Đối với các bài viết bán hàng nên chọn các câu chuyện vui vẻ, hài hước và tinh tế hoặc xúc động, sâu lắng nhưng nhẹ nhàng. Tránh kể những câu chuyện mà chết chóc, lối viết nặng nề, thiếu sạch sẽ.

5.5. Những câu chuyện vô bổ.

Một câu chuyện hiệu quả phải để lại điều gì đó sau khi đọc. Hoặc là bài học sâu sắc nào đó, hoặc là đạo lý thấm đẫm mồ hôi nước mắt nào đó, hoặc là cảm xúc tốt đẹp nào đó. Nếu không sẽ khiến người đọc cảm thấy mất thời gian, vô bổ với những bài viết sáo rỗng.

Và, với các câu chuyện bán hàng lý tưởng là nên kết hợp: tính giáo dục và tính giải trí.

Vd: Sách “Tony buổi sáng” bán rất chạy, vì kiến thức mà tác giả truyền đạt là cực kỳ hữu ích, với giọng văn khôi hài, nhẹ nhàng hiếm có.

5.6. Nhiều chi tiết thừa.

Cuộc sống bận rộn khiến mọi người thường không có nhiều thời gian đọc một câu chuyện, do đó bài viết cần gãy gọn trong câu chữ, tránh nói lê thê, dài dòng không cần thiết. Điều đó khiến người đọc không biết được vấn đề muốn truyền đạt là gì, đọc có tác dụng gì.

5.7. Đưa kết cục câu chuyện ra trước.

Không ít trường hợp người viết vội vàng đem kết truyện lên đoạn đầu câu chuyện, kể một câu chuyện như vậy là thất bại hoàn toàn. Vì biết trước kết cục người đọc sẽ không còn hứng thú đọc hết câu chuyện của bạn.

Chia sẻ bài viết

Quốc Nguyễn

Quốc Nguyễn

Mình là Quốc Nguyễn, Blog này là nơi mình chia sẻ những kiến thức về Digital Marketing - Leadership. Những kiến thức mình chia sẻ được đúc kết từ hơn 5 năm làm việc trong mảng Nội thất, Bất động sản và Giáo dục. Hi vọng những chia sẻ của mình sẽ giúp ích cho bạn đọc.

Nhận Tài Liệu Hay Về Marketing

Nhận thông tin cập nhật và học hỏi từ những điều tốt nhất

TÌM THÔNG TIN BẠN MUỐN TẠI ĐÂY

Cái gì không biết thì tra Google - Cái nào muốn tìm hiểu thêm thì tra web Quốc Nguyễn

Tìm kiếm

Bài Viết Liên Quan

Những dự án tôi đã triển khai

website vr360 Đại Nam Văn Hiến

Website VR360 Đại Nam Văn Hiến

Huấn luyện mkt

Khóa huấn luyện Marketing nâng cao – Chìa khóa bứt phá cho đội ngũ Biwase Iongold

thành tựu

Chia sẻ kỹ năng ứng dụng AI vào ngành Bất động sản

tập hấn truyền thông Đại học Thủ Dầu Một

Khóa huấn luyện truyền thông sinh viên trường Đại Học Thủ Dầu Một

Web VR360

Thiết kế website dịch vụ VR360

Thiết kế website Tân Lập Group

Thiết kế website Tân Lập group

Bạn muốn tăng doanh thu
chúng tôi sẽ giúp bạn

“Giấc mơ của bạn – Nhiệm vụ của chúng tôi”

ĐĂNG KÝ NHẬN QUÀ TẶNG

TRỌN BỘ CẨM NANG KINH DOANH HIỆU QUẢ

Chúng tôi xin gửi tặng bạn “TRỌN BỘ CẨM NANG KINH DOANH HIỆU QUẢ”. Để nhận được quà, bạn vui lòng điền thông tin chính xác

Xem
Kéo