Bạn có một doanh nghiệp hoặc đơn thuần là kinh doanh một sản phẩm hay dịch vụ nào đó, bạn cần giới thiệu, quảng bá những sản phẩm đó cho tất cả mọi người thì phát triển website là lựa chọn tối ưu.
Trang web là nơi mọi người có thể tìm thấy thông tin về doanh nghiệp, về thương hiệu của bạn và thực hiện mua hàng hoặc sử dụng dịch vụ.
Trang web mà bạn xây dựng sẽ đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, thúc đẩy doanh số, nâng cao mức độ nhận biết và thu hút khách hàng tiềm năng.
Thực ra, trang web là một phần mở rộng của doanh nghiệp. Tất nhiên, bạn cũng muốn trang web của mình có vị trí nổi bật, giới thiệu được thương hiệu của mình và thuyết phục được người xem trở thành người mua. Vậy trang web như thế nào có thể giúp bạn làm điều đó?
1. Phát triển website hữu ích?
Bước đầu tiên để tạo một trang web hữu ích là tìm được một vị trí thuận lợi. Trên Internet, đó là một tên miền hay còn gọi là địa chỉ web đẹp, phù hợp với doanh nghiệp hoặc ngành nghề, sản phẩm kinh doanh.
Bạn có thể sử dụng các trang web như GoDaddy, NameSilo hoặc ở Việt Nam bạn có thể dùng Mắt Bão để tìm kiếm và đăng ký một tên miền cho doanh nghiệp.
Bạn nên sử dụng tên miền có đuôi là .com, .vn hoặc .com.vn, vì đây là đuôi miền phổ biến nhất tại Việt Nam.
1.1. Các mẹo hay giúp bạn xây dựng một trang web hữu ích:
Hãy tạo địa chỉ email tùy chỉnh trên miền của bạn bằng cách sử dụng các ứng dụng của Google cho doanh nghiệp hoặc Yandex…
Điều đó sẽ làm cho doanh nghiệp của bạn trông chuyên nghiệp và giúp tăng mức độ nhận biết về thương hiệu nhiều hơn. (Vd: Contact@aquocnguyen.vn).
Trang web của bạn phải đáp ứng nhu cầu của khách hàng, và đồng thời nâng cao mức độ nhận biết, thúc đẩy doanh số hoặc thu hút khách hàng tiềm năng.
Để nâng cao mức độ nhận biết, bạn có thể đưa thông tin doanh nghiệp của mình lên trên bản đồ, các công cụ tìm kiếm như Google, Bing, Cốc Cốc . Kêu gọi khách hàng gửi email chat hoặc gọi điện thoại cho bạn nếu họ đang thắc mắc hoặc cần tư vấn.
Bạn nên có phần “Giới thiệu” để giải thích về công việc và mục tiêu của doanh nghiệp. Hãy liên kết với các tài khoản mạng xã hội, thêm thông tin đội ngũ nhân sự và ý kiến đánh giá của khách hàng để giúp khách hiểu rõ hơn về doanh nghiệp.
Để giúp việc liên hệ giữa doanh nghiệp và khách hàng dễ dàng hơn, bạn hãy tạo một trang liên hệ để khách hàng có thể điền các thông tin chi tiết của họ. Nên nhớ, đừng hỏi họ quá nhiều thông tin.
Các công cụ tìm kiếm dùng các từ trong trang web của bạn để hiểu được nội dung trong đó, vì vậy nội dung của trang web phải có tính mô tả.
Để đảm bảo trang web bao gồm tất cả các thông tin có liên quan, hãy sử dụng quy tắc 5W1H: Who (ai), What (điều gì) , When (thời gian hoạt động), Where (ở đâu) và Why (tại sao) How (làm thế nào)
Cuối cùng, hãy đảm bảo sử dụng kích thước phông chữ, màu sắc và các yếu tố thiết kế khác một cách nhất quán xuyên suốt trang web để làm cho trang web bắt mắt và chuyên nghiệp.
1.2. Khi xây dựng trang web bạn cần bổ sung những yếu tố nay.
- Trang web có dễ tìm thông qua các công cụ tìm kiếm hay không?
- Thông tin liên hệ có dễ nhìn thấy trên trang web hay không?
- Khách hàng có dễ hoàn thành các mục tiêu như điền form, mua hàng hay không?
- Trang web có phần giới thiệu hay không?
- Thiết kế giao diện, màu sắc, font chữ có đồng đều trên toàn trang web hay không?
- Có các đường dẫn liên kết tới các mạng xã hội như Facebook, Youtube, Zalo…. hay không?
2. Cách chọn tên miền, máy chủ phù hợp với doanh nghiệp.
2.1. Cách chọn tên miền phù hơn để xây dựng website cho doanh nghiệp.
Tên miền chính là bảng hiệu của cửa hàng trên trang web của doanh nghiệp, tương đương với bảng hiệu của cửa hàng thực tế ở bên ngoài.
Một tên miền đẹp là tên miền mô tả chính xác doanh nghiệp của bạn. Hãy giữ cho tên miền tương đối ngắn gọn, đơn giản, dễ đánh vần và cố gắng tránh sử dụng các dấu gạch nối và số gây khó hiểu.
Ở phần 1 Quốc có đề cập tới các đơn vị đăng ký tên miền như GoDaddy, NameSilo hoặc ở Việt Nam bạn có thể dùng Mắt Bão để đăng ký.
Đa số các tên miền đều khá rẻ, nhưng bạn cần nhớ gia hạn tên miền mỗi năm, nếu không bạn có thể sẽ bị mất tên miền đó. Đa số các trang web có giảm giá nếu bạn đăng ký trong vài năm hoặc đăng ký tự động gia hạn.
Nếu có thể, hãy đăng ký những tên miền có đuôi dễ nhận biết nhất như “.com” hoặc “.vn”. Nếu bạn là một tổ chức phi lợi nhuận, hãy sử dụng đuôi “.org.” Nếu liên quan đến giáo dục, bạn có thể sử dụng đuôi tên miền “.edu.” Nếu liên quan đến tin tức các bạn có thể dùng “.net”.
Sau khi đã chọn được tên miền, bạn hãy mua dịch vụ lưu trữ web hay còn gọi là Hosting để trang web của bạn có nơi hoạt động.
2.2. Vậy lưu trữ web là gì? có bao nhiêu loại lưu trữ web?
Các công ty cung cấp dịch vụ lưu trữ như Blogger, Shopify, Wix có cung cấp không gian máy chủ để lưu trữ hình ảnh, văn bản và dữ liệu của trang web để giúp mọi người có thể truy cập được.
Ở Việt Nam bạn có thể sử dụng dịch vụ lưu trữ của các doanh nghiệp như: AZDIGI, Inet, Mắt Bão.
Về lưu trữ trang web thì có 3 loại chính: Lưu trữ chia sẻ, lưu trữ máy chủ ảo (VPS), lưu trữ chuyên dụng.
Bạn nên lựa chọn loại lưu trữ dựa trên lưu lượng truy cập dự kiến và khối lượng dữ liệu cần lưu.
2.2.1. Lưu trữ chia sẻ.
Lưu trữ chia sẻ tức là máy chủ lưu trữ thông tin trên trang web của bạn cũng lưu trữ thông tin của các trang web khác.
Lưu trữ chia sẻ có thể là loại lưu trữ web tiết kiệm nhất và lý tưởng đối với những trang web của doanh nghiệp nhỏ không có những yêu cầu đặc biệt về kỹ thuật.
Nhược điểm của lưu trữ chia sẻ là tốc độ truy cập trang web sẽ bị chậm lại nếu một trong các trang web chia sẻ không gian máy chủ với trang web của bạn có lưu lượng truy cập lớn.
2.2.2. Lưu trữ VPS.
Lưu trữ VPS có thể cung cấp nhiều dung lượng hơn lưu trữ chia sẻ. Bạn vẫn chia sẻ không gian máy chủ nhưng không phải phân chia bộ lưu trữ và bộ nhớ. Điều này cho phép trang web của bạn có thể xử lý mức lưu lượng truy cập cao hơn.
2.2.3. Lưu trữ chuyên dụng.
Lưu trữ chuyên dụng tức là bạn không cần chia sẻ không gian máy chủ với bất kỳ ai khác, hình thức này phù hợp với những trang web có lưu lượng truy cập cao hoặc cần những tính năng đặc biệt và tăng cường bảo mật dữ liệu.
2.2.4. Lưu ý khi chọn đơn vị cung cấp dịch vụ lưu trữ.
Cho dù bạn chọn loại lưu trữ và nhà cung cấp nào, hãy kiểm tra xem họ có cung cấp hỗ trợ đặc biệt nào có thể cần thiết cho website của bạn hay không?
Việc hỗ trợ khách hàng 24/7 được xem là lợi thế, nếu chẳng may xảy ra vấn đề, bạn có thể liên hệ với nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ của mình ngay lập tức.
Cần phải có tính năng bảo vệ thương mại điện tử nếu bạn bán hàng trực tuyến. Như cổng bảo mật (SSL) sẽ có chức năng mã hóa thông tin tài chính của khách hàng nhằm giúp những giao dịch của bạn an toàn và bảo mật hơn.
3. Phát triển website dành cho thiết bị di động thân thiện với khách hàng.
Có thể bạn cũng giống như Quốc, cũng có một nhóm bạn, mỗi khi đi cafe bàn chuyện hoặc đi chơi, mà hễ cho một đứa hay nói về vấn đề gì đó khen đồ này xin đồ này ngon thì y như rằng.
Mọi người sẽ móc điện thoại ra và vào xem trang web của hãng này thế nào, có hay như thằng bạn nói hay không?
Và với một bản thiết kế trang web cho điện thoại di động mà phù hợp với tất cả mọi người thì sẽ giúp tăng tính trải nghiệm và khả năng bán hàng sẽ cao hơn.
Một số doanh nghiệp ưu tiên phiên bản trên thiết bị di động nên sẽ xây dựng trang web dành cho thiết bị di động trước khi thiết kế phiên bản dành cho desktop.
3.1. Vậy thiết kế như thế nào để tối ưu website dành cho di động.
Chúng tôi sẽ tập trung vào thiết kế tối ưu – loại thiết kế mà các doanh nghiệp sau cùng đều sử dụng.
Đây là cách tốt nhất tạo một bố cục trang web linh hoạt và có thể thay đổi cho phù hợp với các kích thước màn hình, độ phân giải và thiết bị khác nhau.
Thiết kế tối ưu phục vụ tốt cho khách hàng. Dù họ đang sử dụng kích thước màn hình hay loại thiết bị gì, trang web của bạn vẫn đẹp và hoạt động tốt.
Khách hàng quen thuộc với trang web cho máy tính bàn cũng có thể dễ dàng xem trên trang web di động. Khách hàng dễ dàng xem, mua hàng hơn và bạn đang có lượt chuyển đổi và doanh thu hơn từ thiết bị di động.
3.2. Một số mẹo giúp tối ưu website dành cho di động.
Giúp mọi người dễ dàng tìm kiếm trang web của bạn. Thiết kế đơn giản để mọi người tìm được thứ họ cần, từ đó xác suất mua hàng sẽ cao hơn.
Đặt phần tìm kiếm của bạn ở đầu trang để mọi người dễ dàng tìm kiếm trên trang web của bạn.
Thêm các tính năng như tự động hoàn thành và tự động sửa lỗi. Những tính năng này giúp khách hàng của bạn xoay xở được với các hộp tìm kiếm trên màn hình thiết bị di động nhỏ.
Hãy để khách hàng thu hẹp phạm vi tìm kiếm của mình. Ví dụ: thay vì chỉ cho phép họ tìm kiếm một món đồ như “áo sơ mi” thì hãy để họ chọn cả kích cỡ, màu sắc, kiểu dáng, v.v.
Làm cho quá trình mua hàng diễn ra nhanh chóng. Đừng để khách hàng phải lo lắng. Hãy làm tất cả quá trình từ xem, chọn lựa đến mua hàng thật dễ dàng.
Đẩy nhanh quá trình mua hàng của khách hàng bằng cách cung cấp tùy chọn thanh toán nhanh, không cần đăng nhập tài khoản.
Đối với các khách hàng quay trở lại, hãy sử dụng Cookie tự động nhập các thông tin của khách hàng khi họ thanh toán. Đối với các khách hàng mới, hãy để họ sử dụng dịch vụ thanh toán của bên thứ ba hoặc COD.
Sử dụng menu thả xuống khi bạn cung cấp cho khách hàng nhiều tùy chọn.
Kiểm tra lỗi khi khách hàng điền thông tin để khách hàng biết phải chỉnh sửa sai sót gì trước khi bấm nút “gửi”.
4. Giúp khách hàng trải nghiệm tốt trên website bằng hình ảnh.
Thực sự mà nói thì đa phần người dùng hiện nay rất lười đọc, học chỉ thích xem hình, xem video. Chúng ta có thể dành 1 giờ đồng hồ để xem 1 đoạn vị chứ không thể dành 10 phút để đọc một bài viết.
Khách truy cập vào trang web một công ty, họ chỉ nhìn lướt qua, nếu họ không thấy hứng thú, họ sẽ rời đi ngay.
Vì vậy, trang web doanh nghiệp của bạn cần phải có giao diện thật ấn tượng vì khách truy cập có thể nhanh chóng tiếp nhận giá trị mà công ty bạn đại diện thông qua hình ảnh bạn đăng tải.
4.1. Làm thế nào để biết website đã sử dụng hình ảnh hiệu quả?
Nhiều khi bạn không biết mình đã sử dụng hình ảnh có hiệu quả hay chưa, bạn có thể tự hỏi mình những câu hỏi này:
- Hình ảnh đưa lên web đã rõ ràng chưa?
- Hình ảnh sản phẩm/dịch vụ có phải của doanh nghiệp tự chụp, thiết kế hay không?
- Kích thước, dung lượng hình ảnh đã phù hợp chưa?
- Định dạng của những loại hình ảnh như thế nào?
Trước hết, hãy chắc chắn trang web của bạn đăng những hình ảnh có chất lượng cao và rõ nét.
Khi khách nhấp vào các tấm ảnh, những hình ảnh đó có rõ nét hay không. Nếu giới thiệu sản phẩm mà có người mẫu bạn nên chọn phông nền tương phản để làm nổi bật sản phẩm.
Bạn nên sử dụng những hình ảnh cận cảnh cho các công ty về nội thất, trang sức, mỹ phẩm. Đối với những công ty như BĐS, xây dựng thì bạn nên lựa chọn những bức hình toàn cảnh, 360, panorama.
Khi doanh nghiệp của bạn kinh doanh về dịch vụ, bạn nên dùng hình ảnh chất lượng cao để nổi bật hơn so với các đối thủ cạnh tranh. Hãy chắc chắn những bức ảnh có màu sắc tôn lên thiết kế tổng thể và phong cách thương hiệu cho trang web.
Đối với những sản phẩm chất lượng cao, bạn nên thuê nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp để có những bức ảnh chất lượng.
4.2. Một số mẹo biến hình ảnh thành công cụ đắc lực.
Bạn nên sử dụng những hình ảnh có con người thực tế như hình ảnh nhân viên, hình ảnh khách hàng hài lòng khi sử dụng dịch vụ, hình ảnh chính bạn và đối tác của công ty đang giao dịch làm việc hoặc ký kết một hợp đồng nào đó.
Một điều không nên làm là sử dụng những hình ảnh trên mạng hoặc những hình ảnh không phù hợp với doanh nghiệp.
VD: Doanh nghiệp Việt Nam nhưng lại sử dụng hình ảnh có yếu tố con người nhưng người trong hình lại là người châu âu, châu mỹ… điều này làm cho doanh nghiệp trở nên thiếu chuyên nghiệp.
Nếu bạn sử dụng hình ảnh cho doanh nghiệp mà bạn tìm thấy trên mạng thì bạn phải được sự cho phép sử dụng của tác giả của bức ảnh đó.
Ngoài việc hình ảnh chân thật và có chất lượng cao, các bức ảnh cũng cần có kích cỡ phù hợp. Dù không có một mức chuẩn nào kích cỡ hình ảnh, nhưng bạn nên sử dụng hình ảnh từ 100kb trở xuống.
Yếu tố cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng mà bạn phải chú ý là liệu hình ảnh đã ở định dạng phù hợp chưa.
Hình ảnh của bạn nên ở định dạng JPG, GIF hoặc PNG. Hãy chuyển đổi định dạng hình ảnh bằng cách xuất và lưu lại tệp tin ở một định dạng khác hoặc sử dụng công cụ đổi định dạng hình ảnh trực tuyến trên mạng.
Bạn hãy mô tả ngắn gọn hình ảnh mà bạn khi đưa vào trang web, hay còn gọi là thẻ ALT, điều này giúp các công cụ tìm kiếm hiểu được tấm ảnh đó nói về điều gì.
Hãy chắc chắn chất lượng hình ảnh của bạn cũng phải có tính nhất quán.
5. Ứng dụng các thủ thuật SEO giúp thu hút khách hàng tiềm năng.
5.1. SEO và SEM là gì? Chúng khác nhau như thế nào?
SEO là từ viết tắt của Search Engine Optimization – tối ưu hóa công cụ tìm kiếm. Các doanh nghiệp cần phải tăng chất lượng và lượng người dùng truy cập vào website bằng cách tăng thứ hạng website trên các công cụ tìm kiếm như: Google, Bing…
SEM là từ viết tắt của Search Engine Marketing – tiếp thị qua công cụ tìm kiếm. Các doanh nghiệp muốn gia tăng lượng người dùng truy cập trang web thì mua quảng cáo trên các công cụ tìm kiếm.
Nói ngắn gọn, SEO tạo ra những sự thay đổi nhỏ cho trang web như giúp trang web hiển thị theo cách tự nhiên trong kết quả tìm kiếm của người dùng. Còn SEM các bạn hiểu đơn giản là những tìm kiếm có quảng cáo và phải trả phí.
5.2. Bạn đã biết các công cụ tìm kiếm như hoạt động như thế nào chưa?
Hầu hết khi khách hàng muốn tìm mua sản phẩm hay dịch vụ nào để trên internet thì họ luôn lựa chọn những danh sách các website nằm ở trang đầu của công cụ tìm kiếm.
Việc của bạn cần làm là đưa trang web của mình lên đầu trang tìm kiếm. Trước khi làm việc đó, bạn cần hiểu được cách các công cụ tìm kiếm hoạt động và dựa vào đó để tối ưu website của mình.
Các công cụ tìm kiếm sẽ thu thập dữ liệu trên trang web bằng cách theo dõi các link từ trang web này sang trang web khác.
Công cụ tìm kiếm đặt tất cả những trang được thu thập này trong một chỉ mục, sắp xếp theo nội dung và các tính năng.
Khi có người thực hiện tìm kiếm, các công cụ tìm kiếm sẽ xếp hạng các kết quả trong phần chỉ mục và show ra trang tìm kiếm.
Dựa vào các thuật toán các công cụ tìm kiếm như Google, Bing sẽ biết người dùng đang tìm kiếm điều gì và đưa ra những trang có liên quan nhất từ chỉ mục đã thu thập.
Điều đó có nghĩa là bạn nên làm cho trang web của mình hấp dẫn nhất có thể với cả công cụ tìm kiếm và người tìm kiếm.
Việc bạn cần làm là cung cấp nội dung sao cho phù hợp với người tìm kiếm thông tin và các công cụ tìm kiếm
Khi các công cụ tìm kiếm đưa kết quả thì sẽ có 3 yếu tố chính đó là Tiêu đề, Mô tả, URL. Người tìm kiếm sẽ dựa vào những yếu tố đó để ra quyết định sẽ nhấp vào thông tin đúng với nhu cầu tìm kiếm của họ.
Nếu bạn muốn các công cụ tìm kiếm thu thập dữ liệu, lập chỉ mục và xếp hạng cao trên trang tìm kiếm thì bạn cần phải tối ưu website của bạn.
5.3. Làm thế nào để tối ưu hóa website đúng nhu cầu của người tìm kiếm và công cụ tìm kiếm?
Tối ưu hóa giúp các công cụ tìm kiếm thu thập và lập chỉ mục thì chúng ta cần điều chỉnh các từ khóa, URL, các yếu tố SEO.
Còn tối ưu cho người tìm kiếm là cung cấp nội dung phù hợp và giải đáp đúng nhu cầu của họ. Nội dung rõ ràng, thu hút và hữu ích sẽ giúp các công cụ tìm kiếm sẽ xếp hạng cao cho nội dung đó.
Ngoài ra, việc người dùng chia sẻ nội dung của bạn cho người khác hoặc chia sẻ lên các trang mạng xã hội sẽ giúp bạn nhận được nhiều lượt truy cập hơn.
Không phải ai cũng có thể viết được nội dung trên website, những bạn có thể xem một số hướng dẫn để có thể đưa ra nội dung chất lượng.
Việc đầu tiên là bạn trình bày đoạn văn bản sao cho dễ đọc, bạn nên tập trung nội dung vào chủ đề bạn nhắc đến.
Hãy trình bày nội dung thành những đoạn ngắn và hợp lý, thông thường bạn nên trình bày nội dung 2 câu trên 1 dòng, việc này sẽ giúp người dùng xem trên điện thoại sẽ dễ dàng hơn, không bị lẫn lộn với những dòng khác.
Ngoài nội dung thì hình ảnh cũng quan trọng, điều này mình cũng đã nói ở phần trước. Nếu bạn bổ sung thêm nội dung dạng video thì nội dung của bạn rất tuyệt, giúp khách hàng hiểu hơn những điều bạn trình bày.
Và điều quan trọng đó là bạn cần cập nhật bài mới thường xuyên , Việc này giúp cho người dùng có nhiều thông tin mới và có nhiều người truy cập hơn.